Vì sao nhiều Shark yêu cầu founder đồng ý tuyển CEO thì mới cam kết rót vốn đầu tư?
Nhà sáng lập hay CEO lại đóng vai trò khác nhau. Rất ít người có thể làm tốt ở cả hai vị trí.
Ở các công ty Start-up, những nhà sáng lập kiêm CEO thực sự là những huyền thoại. Họ không chỉ là những người có tầm nhìn, đưa ra ý tưởng mới mà còn là người đồng hành cùng công ty vượt qua rất nhiều gian nan thử thách trong quá trình phát triển. Zuckerberg, Steve Jobs, Benioff... là một vài cái tên nhưng đã trở thành huyền thoại.
Nhưng sự thật là, nhà sáng lập hay CEO lại đóng vai trò khác nhau. Rất ít người có thể làm tốt ở cả hai vị trí. Trên thực tế, chỉ có khoảng ¼ các nhà sáng lập vẫn còn giữ chức danh CEO khi thời điểm IPO đến, và đa số tức gần 80% sẽ bị đẩy khỏi vị trí này.
Bất chấp tỷ lệ này, rất nhiều nhà sáng lập tin rằng họ có thể thực hiện quá trình chuyển đổi. Nhưng trong thực tế, hầu hết nhà sáng lập đang đánh giá thấp sự thay đổi trong cách tiếp cận, suy nghĩ của các vai trò khác nhau. Tôi muốn đưa ra một số bài học được rút ra trong quá trình từ nhà sáng lập sang làm CEO với hi vọng sẽ giúp bạn trở thành một trong số 20% còn tồn tại.
Nhưng đầu tiên, hãy xem hai vị trí này có gì khác biệt:
# 1: Mọi người đều yêu quý người sáng lập, còn CEO thì không
Ban đầu, trước khi sản phẩm được mang ra "đo ni đóng giày" với thị trường, vai trò của người sáng lập cảm thấy vừa vô cùng uy lực và cực kỳ thú vị. Các khả năng thường có vẻ vô hạn. Bạn có một nhóm nhỏ, mọi người hoàn toàn tin tưởng vào tầm nhìn và bạn thấy sự tiến bộ có ý nghĩa mỗi ngày.
Nhưng khi công ty phát triển và người sáng lập chuyển sang CEO, rất nhiều điều đã thay đổi. Công việc của bạn là xác định trọng tâm của tổ chức: Điều gì nên theo đuổi và điều gì không nên. Chắc chắn, một số trong những quyết định đó sẽ đưa bạn vào cuộc xung đột với tầm nhìn và ý tưởng của những người khác trong công ty.
Điều đó không thể tránh khỏi, bởi vì những điều liên quan đến bạn bây giờ với tư cách là CEO - quan hệ đối tác, kêu gọi vốn… thậm chí không thể sâu sát với hầu hết nhân viên. Tuy nhiên, khi các vướng mắc liên quan đến nhân viên, bạn có nghĩa vụ phải nghiêm túc và khẩn trương giải quyết chúng, dù có thể khác với mục tiêu ưu tiên của bạn.
Đó cũng là lý do nhiều người nói rằng CEO là một nghề cô đơn. Bởi khi những ưu tiên của bạn càng trở nên đặc thù thì càng khó để cho mọi người trong công ty hiểu vì sao bạn đưa ra quyết định như vậy.
Điều rút ra: Khi công ty phát triển, quan điểm và mục tiêu của bạn trở thành chỉ của riêng bạn. Do đó, một số nhân viên sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu làm thế nào hay tại sao bạn lại đưa ra quyết định. Vì vậy, hãy sẵn sàng để nói rằng tôi xin lỗi bất kỳ lúc nào hoặc phải biết động viên, thúc đẩy để nhân viên hoàn thành mục tiêu của họ.
# 2: Các CEO không nên có ý tưởng.
Khi chuyển từ người sáng lập sang CEO, bạn sẽ thấy rằng những chuỗi ngày suy nghĩ hay thảo luận về những ý tưởng mới đã qua. Lúc này, những suy nghĩ trong đầu bạn không phải ý tưởng xa xôi nữa. Tất cả chỉ là công ty bạn sẽ kinh doanh như thế nào, chiến lược hay chính sách ra sao.
Thành thật mà nói, đừng khiến mọi người quá ngạc nhiên vì nói mà không suy nghĩ, hãy suy nghĩ kỹ về những gì bạn diễn đạt với nhóm.
#3: Quyết định của bạn trở nên khó khăn gấp bội
Cùng lúc này lời nói của bạn mang thêm trọng lượng, bạn cũng phải sẵn sàng lựa chọn giữa những điều xấu. Điều đó bởi vì, khi bạn xây dựng một lớp lãnh đạo có năng lực bên dưới, các vấn đề khó khăn nảy sinh thêm gấp bội. Mọi thứ sẽ chỉ rõ ràng chỉ khi họ không giải quyết được mọi vấn đề. Đôi lúc những thứ bạn phải lựa chọn chỉ là giữa khó khăn và khó khăn hơn và giải quyết thật nhanh. Bởi những người khác trong công ty sẽ không thể đi tiếp nếu vướng mắc không được bạn giải quyết.
#4: Tạo nên một tổ chức chứ không chỉ là một sản phẩm
Trong khi người sáng lập khiến công ty có hình hài, thì CEO là người nâng nó lên tầm phát triển mới. Điều đó đòi hỏi một sự thay đổi trong suy nghĩ, từ việc tạo ra một sản phẩm tuyệt vời đến xây dựng một tổ chức có thể tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Nó là một thực thể độc lập cần có khả năng thích nghi và giành thành quả trong một thời gian dài.
Một số câu hỏi bạn nên bắt đầu nghĩ đến:
- Luồng thông tin cần lưu chuyển như thế nào, cả từ bên trong lẫn bên ngoài?
- Các quyết định sẽ được đưa ra như thế nào? Ai sẽ là người đưa ra?
- Những cơ hội nào chúng ta nên theo đuổi và tại sao?
Tìm ra đáp án đúng chẳng phải là điều dễ dàng. Trong thực tế, những kỹ năng giúp bạn tạo ra sản phẩm và hướng đi ban đầu khó phát huy tác dụng. Bộ kỹ năng cần có để tưởng tượng ra một sản phẩm và điều hành một nhóm nhỏ rất khác so với kỹ năng quản lý thành công một công ty như một thực thể độc lập - bao gồm hàng trăm (thậm chí hàng ngàn) bộ não.
Mai Lâm || Cafebiz.vn
Theo Nhịp sống kinh tế / MED
Xem thêm